CO2 trong nuôi trồng thủy sản

CO2  Trong nuôi trồng thủy sản
CO2 là nguồn carbon ban đầu cho các quá trình sinh học trong thủy vực. CO2 hòa tan trong nước được cung cấp từ một số quá trình sau:
·       Khuếch tán từ không khí theo quy luật Henry.
·       Sản phẩm hô hấp của thủy sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng.
·       Sự hòa tan của đá nn đáy (đá vôi, đá vôi đen...)
·       Quá trình chuyển hóa từ HCO3-, ( quá trình này chỉ xảy ra khi có sự quang hợp của thực vật phù du, lúc đó thực vật hấp thu mạnh CO2.)
Hàm lượng CO2 hòa tan trong nước thiên nhiên ở các thủy vực thường gia tăng vào ban đêm và giảm thấp vào ban ngày, nghĩa là nó biến thiên hoàn toàn ngược lại với oxy hòa tan.
Khi hòa tan trong nước, một phần nhỏ CO2sẽ liên kết với nước hình thành H2CO3, phần lớn bị phân ly thành ion HCO3- và CO32- hình thành một hệ thống cân bằng động: CO2 trong không khí, CO2 trong nước, H2CO3, Ca(HCO3)2, CaCO3 hòa tan trong nước và CaCO3kết tủa. Tỷ lệ của các thành phần trên trong muối phụ thuộc vào nhiệt độ và pH của nước. H2CO3là một chất phân ly mạnh nên chúng luôn tồn tại trong nước với tỉ lệ dưới 1%, đo đó hàm lượng của H2CO3 và CO2 được gộp chung gọi là tổng CO2 (Total CO2). Sự tồn tại của các dạng CO2, HCO3, CO32- có liên quan đến độ kim và pH của nước. Trong nước các ion HCO3, CO3, NH4, OH, PO4, SIO3 đu có tính bazơ gây nên độ kim của nước. Tuy nhiên, nước dùng trong nuôi trồng thủy sản thì HCO3-, CO32- tạo nên độ kim của nước là chính. CO2 và HCO3- tồn tại trong nước sẽ giúp ổn định pH, CO2 , HCO3-được gọi là hệ đệm của nước. Khả năng đệm của nước dùng để chỉ khả năng chống lại sự thay đổi pH khi môi trường tăng tính acid hay bazơ nhờ khả năng trung hòa acid của HCO3- và khả năng trung hòa bazơ của CO2. CO2đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của vùng nước, CO2 là một bộ phận cơ bản tham gia vào việc tạo thành chất hữu cơ trong quá trình quang hợp. CO2 gắn lin với vòng tuần hoàn của các chất trong thủy vực, trong đó có việc tạo thành và phân hủy các hợp chất hữu cơ trao đổi Ca, Mg và các muối bicacbonate, cacbonate trong nước. Vì vậy, nếu hàm lượng CO2 hòa tan trong nước thấp sẽ hạn chế năng suất sinh học sơ cấp.
Tuy nhiên, CO2 tồn tại dưới dạng tự do ở nồng độ cao cũng không có lợi cho đời sống của thủy sinh vật. Nếu áp suất của CO2trong nước lớn hơn áp suất của CO2 trong máu cá sẽ làm cản trở quá trình bài tiết CO2 từ máu cá ra môi trường ngoài, đưa đến sự tích tụ CO2trong máu cá dẫn đến những sự thay đổi mạnh mẽ các phản ứng sinh lý của cơ thể cá. 
Các loài thủy sinh vật có thể chịu được hàm lượng CO2 cao mặc dù cá thường lẫn tránh khi hàm lượng CO2 khoảng 5 mg/L. Hầu hết các loài thủy sản sẽ tồn tại được trong môi trường nước chứa hàm lượng CO2 lên đến 60 mg/L, nếu hàm lượng oxy cao. Khi hàm lượng oxy hòa tan thấp, sự hiện diện của CO2 ở nồng độ đáng kể sẽ kìm hãm sự hấp thụ oxy. Không may là CO2 thường cao khi oxy hòa tan thấp. Kết quả này là do CO2 được thải ra trong quá trình hô hấp và được sử dụng bởi quá trình quang hợp. Hàm lượng oxy hòa tan giảm khi tốc độ quang hợp chậm hơn hô hấp; vì thế CO2 tích tụ do không được sử dụng bởi quá trình quang hợp.
Hàm lượng khí CO2 vượt quá mức (>10 mg/L) và hàm lượng oxy hòa tan thấp trong nước có thể gây hại cho cá do CO2làm cản trở sự hấp thụ O2 của cá. Nguyên nhân dẫn đến CO2 cao là do hoạt động dị dưỡng lớn hơn hoạt động tự dưỡng, nước ao tích lũy nhiu vật chất hữu cơ hay tảo tàn...
Khi CO2 cao có thể xử lý bằng các chất:
Dùng Ca(OH)2
2CO2 + Ca(OH)2Ca(HCO3)2
Để làm giảm 88 mg CO2 cần dùng 74,08 mg Ca(OH)2
Vậy muốn làm giảm 1 mg CO2 cần dùng 0,84 mg Ca(OH)2
Chú ý: dùng Ca(OH)2quá nhiu (thừa) có thể làm tăng pH nhanh chóng đến mức nguy hiểm, hàm lượng NH3 cũng sẽ tăng khi pH tăng.
Dùng Na2CO3
2CO2 + Na2CO3 + H2O NaHCO3
Để làm giảm 44 mg CO2 cần dùng 105,98 mg Na2CO3
Vậy muốn làm giảm 1 mg CO2 cần dùng 2,4 mg Na2CO3
Dùng Na2CO3 thì an toàn hơn Ca(OH)2, nhưng tốn kém hơn
                                                                                                          Tổng hợp bởi Kiemtranuoc.com
Tham khảo:
 Boyd, C.E. (1990). Water Quality in Ponds for Aquaculture. Birmingham Publishing Company, Birmingham, Alabama.
Quản lý chất lượng nước trong nuôi cá nước ngọt – Đại học Cần Thơ – NXB Nông Nghiệp.

Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản – Đại học cần thơ (Bộ môn Khai thác và Nuôi trồng thủy sản)
Share on Google Plus

kiem tra nuoc

Mang lại sự thuận tiện cho khách hàng với phương chăm “ANYWHERE – ANYTIME” tất cả các dòng sản phẩm và dịch của công ty đều hướng đến sự thuận lợi nhất cho khách hàng.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

1 nhận xét:

  1. Cảm ơn bạn đã chia sẽ
    Mình cũng làm việc bên lĩnh vực tôm đang muốn tìm hiểu
    Mình làm bên phân phối hóa chất nguyên liệu giá sỉ
    SĐT 0919.69.1488
    Web mình:
    thuoc diet ca
    thuốc diệt cá

    Trả lờiXóa

:) :( :)) :(( =))