Ammonia (NH3) trong nuôi trồng thủy sản


Ammonia (NH3) trong các thủy vực được cung cấp từ quá trình phân hủy bình thường các protein, xác bã động thực vật phù du, sản phẩm bài tiết của động vật hay từ phân bón vô cơ, hữu cơ. Trong nước, ammonia tồn tại dưới hai dạng ammonia tự do (NH3) và ion (NH4+) trong trạng thái cân bằng phụ thuộcvào pH và nhiệt độ:
Khi pH tăng, NH3tự do tăng so với NH4+. Nhiệt độ nước tăng cũng làm tăng tỉ lệ NH3 nhưng ảnh hưởng của nhiệt độ ít hơn của pH. Và trong hầu hết các thủy vực nhiệt độ dao động không quá lớn, nên trong nuôi trồng thủy sản việc đánh giá mức độ độc của khí amoni có liên quan trực tiếp đến pH của nước.
Việc xác định trực tiếp khí NH3 là không dể dàng đòi hỏi phải có những thiết bị chuyên biệt trong phòng thí nghiệm do đó hầu hết các phương pháp xác định NH3 hiện tại đang sử dụng là xác định tổng đạm amon (TAN). Tức là đo luôn cả NH3và NH4 (TAN = NH3 + NH4+. Tỉ lệ NH3ở các giá trị pH và nhiệt độ khác nhau đều đã được tính sẵn (Boyd, 1990).

Ý nghĩa sinh thái học của ammonia (NH3) và ammonium (NH4+)
NH3 là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng đối với thủy sinh vật. NH3 là khí độc đối với thủy sinh vật còn ion NH4+không độc và nồng độ NH3 gây độc đối với cá là 0,6-2,0 ppm (Downing và Markins, 1975; trích dẫn bởi Boyd, 1990). Theo Colt và Armstrong (1979) (trích dẫn bởi Boyd, 1990) tác dụng độc hại của NH3 đối với cá là khi hàm lượng NH3 trong nước cao, cá khó được bài tiết NH3từ máu ra môi trường ngoài. NH3 trong máu và các mô tăng làm pH máu tăng dẫn đến rối loạn những phản ứng xúc tác của enzyme và độ bền vững của màng tế bào, làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào đưa đến cá chết vì không điều khiển được quá trình trao đổi muối giữa cơ thể và môi trường ngoài. NH3cao cũng làm tăng tiêu hao oxy của mô, làm tổn thương mang và làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu. Độ độc của NH3 đối với một số loài giáp xác cũng đã được ngiên cứu, ở nồng độ 0,09 mg/L NH3 làm giảm sự sinh trưởng của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), ở nồng độ 0,45 mg/L làm giảm 50% sự sinh trưởng của các loài tôm he.
Ngoài ra, LC50-24 giờ và LC50-96 giờ của NH3 đối với tôm sú hậu ấu trùng (Penaeus monodon) là 5,71 mg/L và 1,26 mg/L (Chin và Chen, 1987). Nồng độ NH3 được coi là an toàn cho ao nuôi là 0,13 mg/L. Do đó, việc theo dõi hàm lượng NH3trong ao nuôi thủy sản là rất cần thiết để nâng cao năng suất nuôi.
Ở hàm lượng dưới mức gây chết NH3 cũng có ảnh hưởng xấu đến thủy sinh vật:
-        Nó gia tăng tính mẫn cảm của động vật đối với những điều kiện không thuận lợi của môi trường như sự dao động của nhiệt độ, thiếu oxy.
-        Ức chế sự sinh trưởng bình thường.
-        Giảm khả năng sinh sản, giảm khả năng chống bệnh
Ammonium(NH4+)trong nước rất cần thiết cho sự phát triển của các sinh vật làm thức ăn tự nhiên, nhưng nếu hàm lượng NH4+ quá cao sẽ làm cho thực vật phù du phát triển quá mức không có lợi cho cá (thiếu oxy vào sáng sớm, pH dao động...). Theo Boyd (1990) hàm lượng NH4+ thích hợp cho ao nuôi thủy sản là 0,2-2 mg/L.
Quản lý Amonia
NH3 sinh ra từ quá trình phân hủy protein và bài tiết của động vật cho nên để quản lý hàm lượng NH3 cần chú ý đến một số vấn đề sau:
-        Cải tạo ao tốt trước mỗi vụ nuôi (loại bỏ vật chất hữu cơ tích tụ trong ao)
-        Duy trì mật độ nuôi thích hợp
-        Không cho thức ăn quá thừa và bón phân quá liều.
-        Khống chế mức dao động pH nước ao theo ngày đêm không quá 1,0
-        Thay nước khi hàm lượng amnonia vượt quá mức cho phép
-        Bón phân khi hàm lượng ammonia quá thấp.
Nồng độ NH3 cao phổ biến nhất trong các ao với tỉ lệ cho ăn cao. Việc sử dụng quá mức phân urê hoặc phân bón có nguồn gốc amôn như sun-phát amôn cũng có thể dẫn đến nồng độ độc của amôn. Cách hiệu quả nhất có thể làm giảm nồng độ amôn là thay nước. Ngoài ra một số giải pháp sử dụng vi khuẩn hay zeolite là chưa thật sự được chứng minh.
Tóm lại:
Amonia là khí rất độc cho nuôi trồng thủy sản, nên kiểm soát chúng ở một mức độ phù hợp để đảm bảo cho ao nuôi. Việc đo trực tiếp Amonia là không khả thi do đó đo TAN (cả NH3 và NH4+) đã được áp dụng. Thông qua pH và nhiệt độ của ao nuôi có thể dể dàng tính ra được giá trị NH3 và NH4+.
Ở giá trị pH từ 7 đến 8, nồng độ ammoni (TAN) lên đến 4 hoặc 5 mg/L có thểkhông gây độc trong ao. Tuy nhiên, ở pH từ 8,5 - 9,5 hàm lượng 4-5 mg/L NH3 có thể gây độc. Ao nuôi ít khi nào chứa hàm lượng NH3 vượt quá 4 hoặc 6 mg/L. Rõ ràng tính độc của ammonia sẽ càng lớn ở pH cao.
Do pH có chu kỳ biến động ngày đêm nên hàm lượng NH3 thay đổi liên tục. Tính độc của ammonia đối với thủy sinh vật thường thể hiện qua tốc độ tăng trưởng giảm thay vì chết.
Như vậy để quản lý amonia hiệu quả cần chú ý đến pH và sự thay đổi pH (thông qua độ kiềm KH.)
                                  Tổng hợp bởi kiemtranuoc.com
Share on Google Plus

kiem tra nuoc

Mang lại sự thuận tiện cho khách hàng với phương chăm “ANYWHERE – ANYTIME” tất cả các dòng sản phẩm và dịch của công ty đều hướng đến sự thuận lợi nhất cho khách hàng.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

1 nhận xét:

:) :( :)) :(( =))