Độ kiềm (KH) trong nuôi trồng thủy sản


Tổng hàm lượng bazơ trong nước tính bằng mg/L của CaCO3 là tổng độ kim. Bazơ trong nước bao gồm hydroxide, ammonia, borate, phosphate, silicate, bicarbonate và carbonate, nhưng trong hầu hết nước ao, bicarbonate và carbonate được có hàm lượng cao hơn các bazơ khác.
Tổng độ kim trong nước có nguồn gốc từ sự hòa tan của đá vôi trong đất, vì vậy hàm lượng tổng độ kim được xác định đầu tiên qua tính chất của đất. Thí dụ, ao ở vùng đất cát thường có tổng độ kim dưới 20 mg/L, trong khi ao ở vùng đất đá vôi có tổng độ kim trên 100 mg/L. Các nhân tố khác như nhau, tổng độ kim vùng khô cằn sẽ cao hơn vùng ẩm ướt. Mức độ dinh dưỡng của nước ao tăng với sự gia tăng tổng độ kim đến ít nhất 150 mg/L. Tuy nhiên, ao với tổng độ kim trên 20 mg/L có thể năng suất cá và động vật thủy sinh khác cao. Nếu độ kim dưới 20 mg/L cần thiết phải bón vôi.
Do nước tự nhiên có tính chất của một hệ đệm kép nên người ta đặc trưng tính chất acid bazo của nước tự nhiên không chỉ bằng giá trị pH mà có thêm thông số độ kiềm. Độ kiềm đóng vai tr. quan trọng thông qua khả năng làm giảm sự biến động pH. Độ kiềm là tổng các bazo có thể chuẩn độ, chủ yếu là các dạng bicarbonat. Ở pH 6 - 7, nồng độ bicarcbonat lớn gấp 104 lần nồng độ carbonat. Ngoài ra, các muối của acid yếu cũng đóng góp vào độ kiềm như: borat, phosphat, silicat, sulfua, amoniac, anion của axit humic và các axit hữu cơ khác.
Nước có độ kiềm cao có khả năng trung hòa axit, bazơ có nguồn gốc từ mưa axit, nước thải, do đó pH được duy trì ổn định, cũng như không ảnh hưởng do nồng độ CO2 dao động trong ngày. Độ kiềm cao thường do nước chảy qua vùng địa chất đá vôi hay tảo phát triển mạnh. Độ kiềm thấp thường do nước chảy qua vùng địa chất đá granit hay mưa axit.
Tóm lại độ kiềm chính là khả năng đệm của nước. Một nguồn nước có độ kiềm cao sẽ có khả năng giữ ổn định pH tốt, ngược lại nguồn nước có độ kiềm thấp khả năng giữ pH kém (tức là sự chênh lệnh pH trong ngày lớn).
Tuy nhiên một số kiến thức nuôi tôm thường xem độ kiềm là một dạng khoáng, khi độ kiềm cao tức là ao đủ khoáng và ngược lại độ kiềm thấp cần bổ sung khoáng. Điều này đúng trong hầu hết các trường hợp vì trong nuôi trồng thủy sản để tăng độ kiềm phần lớn dùng vôi CaCO3 hoặc dolomite MgCa(CO3)2. Và như vậy việc tăng kiềm cũng sẽ tăng khoáng Canxi và Magie hiệu quả.
Một số thông số độ kiềm tham khảo trong nuôi trồng thủy sản.
Vật nuôi
Giá trị độ kiềm (mgCaCO3/lít)
Cá tra giống
60 – 80
Cá tra thương phẩm
40 – 90
Tôm giống
140 – 160
Tôm thẻ chân trắng nuôi
130 – 180
Tôm càng xanh
50 – 80
Tôm sú nuôi
80 - 120

                                  Tổng hợp bởi kiemtranuoc.com
Xem Thêm: Test kit đo độ Kiềm (KH) của nước.
Share on Google Plus

kiem tra nuoc

Mang lại sự thuận tiện cho khách hàng với phương chăm “ANYWHERE – ANYTIME” tất cả các dòng sản phẩm và dịch của công ty đều hướng đến sự thuận lợi nhất cho khách hàng.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

2 nhận xét:

  1. Vâng, chào bạn, Bạn có thể gửi mail về kiemtranuoc@gmail.com hặc trao đổi qua facebook/kiemtranuoc
    Cám ơn bạn đã quan tâm.

    Trả lờiXóa
  2. Mình cũng đang làm về tôm, Dự án bên mình là Dr.Tom - Giải pháp nuôi tôm an toàn
    Website: độ kiềm trong ao nuôi tôm

    Trả lờiXóa

:) :( :)) :(( =))