Nitrate trong nuôi trồng thủy sản

Nitrate trong thủy vực là sản phẩm của quá trình nitrate hóa nhờ hoạt động của một số vi khuẩn hóa tự dưỡng như Nitrobacter (nước ngọt) hay Nitrospina, nitrosococcus (nước lợ, mặn).
Nitrate còn được cung cấp từ nước mưa khi có sấm chớp, phản ứng tạo thành nitrate
như sau:
N2 +2O2 2NO2
2NO2 + H2OHNO2 + HNO3

Ngoài ra nguồn nitrat có thể được cung cấp từ việc bón phân hoặc quá trình tích tụ thức ăn thừa khi nuôi trồng thủy sản. Nitrat là sản phẩm cuối của vòng tuần hoàn Nito. Nitrate là một trong những dạng đạm được thực vật hấp thụ dễ nhất, không độc với thủy sinh vật. Hàm lượng nitrate trong nước biển thường dao động từ 0,2-0,4 mg/L, trong khi ở các thủy vực nước ngọt hàm lượng nitrate có thể lên đến hàng chục mg/L.
Hàm lượng thích hợp cho các ao nuôi cá là từ 0,1-10 mg/L. Hàm nitrate cao không gây độc cho cá nhưng có thể làm thực vật phù du nở hoa gây những biến đổi chất lượng nước không có lợi cho tôm cá nuôi.
Nitrate và Phosphat cao có thể là nguyên nhân gây hiện tượng tảo bùng phát, hiện tượng phú dưỡng. Nó là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường khác như pH, độ kiềm, …

                                       Tổng hợp bởi Kiemtranuoc.com


Share on Google Plus

kiem tra nuoc

Mang lại sự thuận tiện cho khách hàng với phương chăm “ANYWHERE – ANYTIME” tất cả các dòng sản phẩm và dịch của công ty đều hướng đến sự thuận lợi nhất cho khách hàng.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét